Mình cần biết gì khi mình muốn đi trekking Nepal?

Cuối cùng thì mình đã chạm tay tới giấc mơ trekking Nepal rồi các bạn ơi. Thật không nghĩ có thể đi sớm hơn dự tính như vậy. Càng ngày, mình càng quan tâm đến những chuyến đi trải nghiệm giúp cho mình khám phá được giới hạn bản thân, và Nepal đúng là nơi lý tưởng để làm việc này. Nhân dịp Malaysia Airline tung vé rẻ chỉ gần 8 triệu cho chặng bay Sài Gòn – Kathmandu, quá cảnh tại KL thì ngay lập tức mình book không suy nghĩ rồi sau đó tham gia vào nhóm 12 người và bắt đầu tìm hiểu để lên kế hoạch cho chuyến trekking  cung Annapura Base Camp cao 4130m (gọi tắt là ABC) vào đợt nghỉ lễ 30/4 vừa rồi.

Đây là một trong những cung trekking phổ biến nhất ở Nepal vì độ cao trung bình và không mất quá nhiều thời gian để thực hiên, chỉ từ khoảng 6-8 ngày cả đi lẫn về. Vì đặt vé và join team trước gần cả 1 năm nên hoạt động chuẩn bị, tìm tourguide, khảo sát giá cả được chuẩn bị khá kĩ và chi tiết, cả đoàn lo hết mình chỉ việc biểu quyết chọn lựa thôi nên vô cùng nhàn. Cuối cùng anh leader chuyến này chọn công ty của  Uttam với giá cả phải chăng và quan trọng nhất là anh này rất kiên nhẫn trả lời thắc mắc và cho bọn mình giá tốt nếu đi đủ 12 người. Vì là một đứa con gái liều lĩnh, dù trong lòng cũng nhiều phen lo lắng và mọi người trong team chuẩn bị khá nhiều thứ nhưng mình vẫn hết sức lạc quan rằng mình sẽ cố gắng đi được, rằng mình phải tập thể dục chăm chỉ trước chuyến đi để đảm bảo có tình hình sức khỏe tốt. Cả những băn khoăn rất lớn trong việc pack hành lý, đồ lạc, thiết bị, thuốc men, thực phẩm mang theo làm vài ngày trước khi đi mình khá rối bời. Thế rồi lúc đi mới vỡ ra nhiều vấn đề, mình đã note hết lại để viết bài này cho các bạn ttham khảo thêm những trải nghiệm thực tế trong chuyến đi của mình.

Đầu tiên là về lịch trình: mình mất tổng cộng 14 ngày, trong đó 2 ngày di chuyển, 7 ngày trekking, 1 ngày ở lại Porkara và 2 ngày ở Kathmandu ( thủ đô của Nepal)

Chi phí:

  • Vé máy bay khứ hồi Malay airline: 7tr8
  • Tour trekking 450&/ người cho đoàn 12 người
  • Tip cho tourguide và poster: 5$/ ngày/ người. tổng cộng khoảng 50$
  • Phí làm Visa: 25$
  • Chuẩn bị thực phẩm dự trữ và bổ sung năng lượng, mình chủ yếu mua các loại hạt: 1 triệu ( nên tới Nepal mua vì giá rẻ hơn và thực phẩm đa dạng hơn)
  • Chi phí cho các ngày chơi ở Pokhara và Kathmandu khoảng 150$

Tổng chuyến đi mình không nhớ rõ lắm giao động từ 25-27 triệu cả tiền mua sắm ăn uống nhậu nhẹt, vân vân và mây mây do nhu cầu cá nhân phát sinh.

Theo tìm hiểu trước chuyến đi và kinh nghiệm thực tế đã trải qua thì mình đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho ai có ý định đi Nepal sắp tới:

1: Thời gian đi trekking Annapura Base Camp

Nepal có 2 mùa đẹp nhất: Một là tháng 10-11 là mùa khô, thời tiết mát mẻ vào độ mùa thu. Hai là khoảng giữa tháng 3 – 5, khi tuyết bắt đầu tan dần, cỏ cây hoa lá bắt đầu bung sắc, đặc biệt là hoa đỗ quyên. Đi vào tháng 12 thì thời tiết sẽ có phần khắc nghiệt một chút vì trời lạnh, nhiệt độ ban đêm có thể xuống 0 độ nên chắc vướng víu trong chuyện pack đồ ấm, người tới trekking cũng vắng hơn nên không lo hết phòng trên núi nếu đi tự túc. Cũng dễ nhìn thấy tuyết sớm hơn các thời điểm khác trong năm ở cùng độ cao.

2. Có phải thật sự khỏe mới trekking ABC được không?

Trước khi đi thì mình khá lo lắng vì lịch làm việc và di chuyển dày đặc trước cả tháng, không có tập tành gì để chuẩn bị cho chuyến đi tốn sức này được. Lúc bắt đầu hành trình cũng nói với mọi người rằng em sợ sẽ đi cuối đoàn mất vì mọi người có kể là tập trước chuyến đi rồi. Nhưng sau khi trải qua hành tình này thì mình đánh giá nó trung bình, tức là chỉ cần có sức bền, cơ thể dẻo dai, không cần phải tập luyện quá nhiều cũng có thể dễ dàng thực hiện cung này. Mình đi hơi chủ quan vì toàn dẫn đầu, đi hết sức nhẹ nhàng nên không đeo mấy thiết bị bảo hộ giữ khoeps nên lúc về có bị đau khớp gối trái một chút, mà vẫn lê lết về rất nhanh chứ cũng không quá mệt nhọc gì.  Nói thêm về mình thì mình khá dẻo dai, đi tập không phải là quá đều do lịch làm việc nhưng nhìn chung là cũng tập gym và tạ kháng lực lâu lâu rồi, cũng đã trekking thử 1 lần cung Tà Năng Phan Dũng vào 1 năm trước. Vậy nên những bạn chưa trekking bao giờ thì mình nghĩ hoàn toàn có thể đi cung này. Trên đường đi thì đều có đường mòn, và rất nhiều điểm nghỉ chân được bố trí dọc đường đi sau 1-2 tiếng đi bộ. Cái yêu cầu của các bạn chỉ cần là sự bền bỉ và kỷ luật một chút là có thể đi được cung này. Không vội vàng từ tốn và bình tĩnh để tránh sốc độ cao là thành công rồi nè.

Tùy nhiên, cũng đừng coi thường vì thể trạng của mỗi người khác nhau, nếu có điều kiện thì vẫn nên luyên thập chạy bộ và leo câu thang trước khoảng 1 tháng nhé, chỉ cần không sử dụng thang máy ở công ty và chăm quên đồ ở nhà để leo lên leo xuống nhiều lần là được thôi haha.  

5. Đi tour hay tự túc?

Trước đây mình nghĩ sẽ thật không thể nào mà có chuyện tự đi nổi nếu không có tourguide, kể cả lúc nhập cảnh Nepal có 1 anh đi 1 mình tự trekking mình cũng nghĩ trong đầu bảo sao nguy hiểm thế. Vậy mà sau khi đi và nhất là đọc bài hành trình chi tiết tới đây của mình thì các bạn hoàn toàn có thể đi tự túc được nhé. Còn đi tự túc sao thì chắc bạn bạn tìm hiểu thêm vì mình đi tour nên không có kinh nghiệm, chỉ biết là đoạn đường rất dễ đi, dù có ngã rẽ thì đi đường nào nó cũng đúng luôn ý. Chỉ thấy có thủ tục làm giấy xép xin trekking gì đó nữa thôi các bạn tự tìm hiểu nha.

Còn khi đi tour này thì mình thấy khá thoải mái, họ đón mình từ sân bay, custom lịch trình theo nhu cầu của đoàn đã thống nhất, hỗ trợ nhiều vấn đề phát sinh như mua đồ, chuyển địa điểm… Và quan trọn nhất là có poster vác đồ hộ, lo trước tất cả các khách sạn. Nói chung là đi tour nhưng thoải mái và có cảm giác yên tâm, tuy nhiên bạn này nói hơi ít, không cho mình được nhiều thông tin tìm hiểu thêm về địa danh.

6. Những đồ dùng vật dụng gì cho chuyến đi Trekking ABC tháng 5?

Về đồ trekking, mình nghĩ ai đó đã có rồi hoặc có ý định đi trekking nhiều sau này thì nên đầu tư, còn mình thì mang 1 chiếc áo và quần tập kín đáo để dành cho những ngày đầu thời tiết mát mẻ mặc thấm mồ hôi, vận động thoải mái là được. Càng lên cao càng lạnh, đặc biệt là từ Himalaya trở lên. Đoạn này thì mình mặc chiếc áo dài tay, quần legging lót nỉ và khoác 1 chiếc áo lông vũ bên ngoài, leo mệt quá sẽ nóng và cởi ra hay mặc vào cũng nhanh gọn. Về giày thì chọn đôi nào có đế ma sát tốt là được, nó sẽ giúp mình đi đỡ vất vả hơn ở địa hình đồi núi và tuyết. Mình thì mượn được đôi running của bạn khá ổn, không nhất thiết phải mua giày trekking xịn vài 3 triệu. Nếu nó đẹp và tiện dụng để đi hàng ngày thì mình cũng sẽ mua, đằng này có chỉ là giày chuyên dụng không dùng được vào việc gì khác nên mình chọn phương án đi mượn hoặc thuê. 

Về thực phẩm, trong đoàn mình mọi người chuẩn bị rất nhiều đồ ăn uống, mình cũng lo lắng sơ mất sức nên mua các loại hạt để bổ sung năng lượng. Tới khi đi rồi mới thấy mình không bị đói, chỉ bị thèm đồ ăn ở Việt Nam và thèm trái cây thôi, khẩu phần ăn ở các nhà hàng trên đó khá nhiều, vậy nên đi du lịch tối giản và khẩu vị không khó khăn với đồ có mùi cà ri thì các bạn có thể lược bớt phần thực phẩm nhé. Nếu khó ăn thì nên mang mấy đồ ăn liền như mì miến cháo đi cũng được.

Thuốc: thuốc giảm đau, thuốc chống shock độ cao, bù điện giải, viên lọc nước Aquatab là thứ thiết yếu cần chuẩn bị, thế mà mình chẳng động đến một loại nào cho cả hành trình. Đi vào thời tiết lạnh thì mang theo trà gừng và bình giữ nhiệt để uống cho ấm người khi di chuyển trên cao nhé.

7. Có nên mua bảo hiểm du lịch không?

Trước đây mình chẳng bao giờ mua 1 loại bảo hiểm nào, nhưng trekking dài ngày và lên tới độ cao như vậy dễ có những biến đổi xấu về tình trạng sức khỏe hoặc shock độ cao trên đỉnh phải bay trực thăng về thì cũng tốn rất nhiều chi phí. Vậy mình quyết định đầu tư, chỉ là bản thân cảm thấy cần mua để phòng tránh rủi ro thôi chứ không ai kiểm tra hay bắt buộc nhé. Mình mua gói phổ thông giá 606K của bảo hiểm AIG nha.

Trên đường trekking, tại các điểm nghỉ có chỗ bán nước uống và đồ ăn, không sợ lên cao hẻo lánh không có gì đâu nha. Chỉ là càng lên cao càng mắc, đến tắm ucngx phải mua nước, điện cũng phải mua để sạc. Ở đây không có nước lọc đóng chai mà mua nước kiểu qua bình lọc, nên rất cần thiết có một chai nhựa giữ bên mình nhé. Giá ở Ghandruk là 100 Npr/ 1 lít nước lọc. Ở Bamboo là 130 Npr/ 1 lít nước lọc. Ở MBC là 200 Npr/ 1 lít nước lọc. Và đắt nhất là ABC 250Npr/ 1 lít nước uống. Dịch vụ tắm tại Ghandruk free, wifi free. Lên Chhomorong thì 100 Npr 1 lần tắm, Hymalaya là 200 Npr/ hot shower. Các bạn chỉ nên tắm từ Hymalay trở xuống cho đỡ lạnh, chứ lên cao cởi quần áo ra ngại lắm vì ban đêm nhiệt độ dưới 0 độ.. Wifi và sạc tại mỗi điểm nghỉ đều có cung cấp và đều phải trả tiền, giá từ 100-200Npr, mà cũng chủ đích leo núi trốn thế giới, cách li công việc và thiết bị công nghệ thì cần gì mấy cái đó đâu. 

Chốt lại, những đồ dùng mà mình thấy cần thiết cho chuyến đi trekking Nepal tháng 5 này của mình:

1) 2 quần legging mỏng và 2 quần giữ nhiệt,  áo khoác gió mỏng nhưng chống nước 1 2 áo tập thể dục dài tay ( khô rất nhanh và thấm mồ hôi). 1 áo lông vũ để giữ ấm cho ban đêm và ngày lên đỉnh. Nếu có áo giữ nhiệt thì tốt còn nếu không thì cũng chẳng phải mua đâu.

2)Găng tay, kính râm (chống tia UV), mũ lưỡi trai che nắng.

3) Thuốc cá nhân, giảm đau cảm sốt, thuốc chống shock4) Socola, kẹo gừng, kẹo ngậm trên đường, trà gừng.

4) Balo trekking đựng đồ đeo theo người hoặc balo nhỏ cũng được, đeo vậy loe núi đỡ mất sức. Chỉ cần mang cái áo giá, chai nước, đồ ăn nhẹ là đủ rồi. Còn túi to đựng đồ dùng dụng cụ cho cả chuyến thì gửi poster mang, cuối ngày mình sẽ được lấy để dùng.

5) 2,3 cục pin dự phòng tối đa 10.000 mA để không cần phải mua điện sạc khi lên cao

6) Gậy leo núi ( đi tour thì người ta sẽ chuẩn bị cho mình)

7) Giày leo núi hoặc giày có đế chống trơn trượt là được 

8) Nên mua bảo hiểm toàn cầu AIG phòng chống rủi ro

9 ) Áo mưa 

10) Bạn nào khớp gối cảm thấy không ổn thì chuẩn bị thêm bó gối và mình đã phải dùng nó cho đoạn đường xuống đó.

11) Bình giữ nhiệt và 1 chai nhựa để mua nước dọc đường đi.

12) mình không có nhiều quần áo ấm nên chuẩn bị 1 bịch túi giữ nhiệt 90K/10 chiếc. Mà cũng chỉ cùng hết 4 miếng thôi nhưng cái này rất tiện, không cần mặc nhiều đồ, mang vác nặng nhọc khổ các bạn poster.

Vậy thôi, với mình cần nhiêu đó là đủ để lên đường rồi. Thực tế mình đã mang dư nhiều hơn vậy nhưng sau khi trở về mới thấy đây là những thứ cần dùng. Bài sau sẽ là chi tiết hành trình trekking Nepal cung ABC, nếu có thắc mắc gì để lại tin nhắn dưới comment cho mình nha.

6 Comments Add yours

  1. M.Châu says:

    Dear Linh, bạn có thể gửi link Cty Uttam tổ chức tour này cho group của bạn được không? Bạn đánh giá sao về cách tổ chức của họ. Thường nghỉ đêm thì họ sẽ tổ chức cho ngủ ở đâu? Mình plan đi tháng 10, nhưng để kiếm 1 group VN join chung như bạn thì không biết tìm ở group nào sẽ dễ hơn. Thanks Linh

  2. Solomen says:

    Bạn cho biết thông tin Tour mà bạn đã tham gia nha. Mình tính là sẽ đi vào tháng 3 năm sau. Cảm ơn bạn.

    1. Linh Pham says:

      Mình sẽ public bài cung chi tiết trekking ABC sớm cho bạn tham khảo nhé.

  3. Tèo says:

    Bài viết của chị hay quá
    E cb trekking Nepal nhưng chưa bao h tập thể dục và leo núi
    Chị có lời khuyên gì cho em không ạ? E dự kiến trek ABC
    E cám ơ n chị

    1. Linh Pham says:

      Hi em,
      Chị sẽ public bài viết chi tiết về cung ABC để mọi người tham khảo nhé, nên tập thể dục nếu xác định đi trekking, nhưng nếu có chơi thể thao, sức khoẻ bền thì hoàn toàn okay nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *